Biểu mẫu 17
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
THÔNG BÁO
Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2019 – 2020
Ngành: Tiếng Trung. Hệ: Chính quy
STT |
Nội dung |
Trình độ đào tạo |
||||||
|
|
Cao đẳng |
Cao đẳng chính quy |
Trung cấp chính quy |
||||
Chính quy |
Liên thông chính quy |
Văn bằng 2 chính quy |
|
|
||||
I |
Điều kiện đăng ký tuyển sinh |
|
|
– Tốt nghiệp PTTH và tương đương.
– Phạm vi tuyển sinh: Thí sinh trên phạm vi cả nước |
|
|
|
|
II |
Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được |
|
|
1. Kiến thức
Trang bị kiến thức về ngôn ngữ tiếng Trung và các kỹ năng giao tiếp tiếng Trung Nghe, Nói, Đọc, Viết thành thạo (đạt trình độ HSK4 tương đương trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu). Có kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ tiếng Trung như văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục… Đồng thời sinh viên còn được trang bị những kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành, học thuật cần thiết nhằm hướng tới việc phục vụ cho các vị trí nghề nghiệp được định hướng và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. Có kiến thức khái quát về hệ thống, chức năng ngôn ngữ nói chung và các bình diện của tiếng Việt nói riêng; có kiến thức về phân tích văn bản tiếng Việt, có kiến thức về đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Việt với hệ thống ngôn ngữ đích (tiếng Trung); có hiểu biết về văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ có thể hoạt động và công tác trong các lĩnh vực chuyên môn như công tác biên-phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ khách sạn-du lịch, lễ tân, đối ngoại, hợp tác, văn phòng, kinh tế thương mại, giáo dục, khoa học và xã hội. 2.1. Kỹ năng cứng: + Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục + Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh + Tổ chức, triển khai kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh + Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của người học, đánh giá cải tiến việc dạy học và giáo dục học sinh. +Tự phát triển chuyên môn, nghề nghiệp + Vận dụng tri thức lý luận về nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. + Đánh giá bối cảnh xã hội, tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn 2.2. Kỹ năng mềm * Kỹ năng cá nhân: + Có kỹ năng tự học và học tập suốt đời. + Có kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin. *Làm việc nhóm Có kỹ năng thành lập nhóm, xây dựng, triển khai kế hoạch làm việc nhóm, có khả năng thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh. * Kỹ năng quản lý, lãnh đạo: Có kỹ năng ra những quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong trường, lớp mà mình phụ trách. * Kỹ năng hoạt động xã hội: Tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mục tiêu của nghề nghiệp . * Kỹ năng giao tiếp: Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp trực tiếp giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email. * Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học: + Có thể sử dụng được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đạt trình A2 (tương đương bậc 2 trong thang 6 bậc của Việt Nam). + Có kỹ năng tin học văn phòng cơ bản phù hợp với công việc chuyên môn. |
|
|
|
|
III |
Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học |
|
|
Được xét cấp học bổng khuyến khích học tập dựa theo kết quả học tập từng học kỳ. Những sinh viên con liệt sỹ, thương bệnh binh được trợ cấp xã hội theo quy định. Những sinh viên học tập giỏi, xuất sắc rèn luyện tốt còn được xét cấp các học bổng tài năng, học bổng vượt khó mà các đoàn thể tổ chức xã hội, cá nhân hỗ trợ.
Mỗi lớp sinh hoạt của sinh viên có một cố vấn học tập, làm nhiệm vụ tư vấn cho sinh viên về học tập, sinh hoạt. Phòng Đào tạo và Giáo vụ khoa hỗ trợ, tư vấn cho người học về các vấn đề học vụ. Dịch vụ dành cho người học đa dạng và hầu hết đều có thể thực hiện qua online như: xem thông báo, đăng ký học phần, tra cứu điểm thi, Nộp tiền học phí,… – Trường, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các báo cáo chuyên đề, để tạo điều kiện cho người học tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia rèn tập dượt các hoạt động Seminar khoa học. – Tổ chức kiến tập, thực tập nghề theo định kỳ. – Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên trường tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ học tập nghiên cứu nghiên cứu khoa học, có các câu lạc bộ: CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học, CLB Tiếng Anh,… các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên. Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên hỗ trợ các hoạt động thực thực hành thực tập và giới thiệu việc làm cho sinh viên |
|
|
|
|
IV |
Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện |
|
|
Mã ngành Tiếng Trung. Hệ: Cao đẳng
– Số lượng môn học, mô đun: 46 – Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 97 tín chỉ ( 1.455 giờ ) – Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 20 tín chỉ ( 300 giờ ) – Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 77 tín chỉ ( 1.155giờ ) – Khối lượng lý thuyết: (485 giờ); Thực hành, thực tập, thí nghiệm: (970 giờ) – Thời gian khóa học: 3 năm |
|
|
|
|
V |
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường |
|
|
Người học có thể tham gia học tập ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với các trường đối tác nước ngoài có sử dụng tiếng Trung với các chuyên ngành như kinh tế, văn hoá, thương mại, du lịch,…
Người học có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để trở thành các nhà ngôn ngữ học, hoặc có thể học nâng cao trình độ sau đại học. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy ngoại ngữ. |
|
|
|
|
VI |
Vị trí việc làmsau khi tốt nghiệp |
|
|
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân cao đẳng ngành Tiếng Trung có khả năng: Sử dụng tốt tiếng Trung văn phòng để làm các công việc như văn thư, thư ký, lễ tân…Sử dụng tốt tiếng Trung để làm các công việc liên quan đến du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, lễ tân khách sạn, tiếp viên hàng không Tư duy khoa học, năng động, sáng tạo, khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ, có ý thức cộng đồng và tác phong của người làm việc trong các lĩnh vực biên-phiên dịch, du lịch. |
|
|
|
|
Quảng Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2020
NGƯỜI LẬP BIỂU TRƯỞNG KHOA
ThS. Lê Thị Như Thủy TS. Nguyễn Đình Hùng
Biểu mẫu 18
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
THÔNG BÁO
Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học năm học 2020 – 2021
C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành
CĐ Tiếng Trung Khóa 2019 -2022 (K61) Hệ chính quy
STT |
Tên môn học |
Mục tiêu môn học |
Số tín chỉ |
Lịch trình giảng dạy |
Phương pháp đánh giá sinh viên |
1 |
Tiếng Trung tổng hợp 3 |
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cuộc sống, văn hoá thông qua những chủ đề đa dạng. Sinh viên có thể sử dụng những từ ngữ và kết cấu câu được học để nói theo từng chủ đề, đồng thời thể hiện sự lưu loát tự nhiên, hợp lý, linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng nhằm diễn đạt các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế giao tiếp. |
04 |
15 tuần, mỗi tuần 4 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
2 |
Nghe 3 |
Học phần gồm các bài khóa có nội dung phong phú, có liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, như thảo luận về lịch trình du lịch, mua từ điển điện tử, cũng như các vấn đề xã hội, mục đích là giúp sinh viên thông qua giáo trình giảng dạy tiếp xúc nhiều với môi trường ngôn ngữ, từ đó nâng cao khả năng nghe cũng như củng cố thêm kiến thức vốn có, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của sinh viên cũng như giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết
|
3 |
Nói 2 |
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần học để đạt năng lực giao tiếp tiếng Trung. Kết thúc học phần , sinh viên áp dụng được các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, các cấu trúc ngôn ngữ mang tính chức năng xã hội được tích hợp trong các tình huống và chủ đề quen thuộc nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng Trung. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Vấn đáp |
4 |
Đọc 2 |
Học phần tiếp tục cung cấp vốn kiến thức nâng cao hơn về từ vựng, ngữ pháp, mẫu câu theo theo từng chủ đề riêng biệt giúp sinh viên mở rộng vốn kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, xã hội Trung Quốc từ đó có sự so sánh và liên hệ đến những yếu tố tương đồng hoặc khác biệt của Việt Nam. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
5 |
Cú pháp tiếng Trung |
Học phần Cú pháp tiếng Trung Quốc giúp sinh viên nắm vững nội dung về cú pháp: bao gồm định nghĩa câu, phân loại câu, phân tích câu và cách dùng. Ngoài ra sinh viên còn có thể đi sâu vào miêu tả, nghiên cứu đoản ngữ, các loại câu cụ thể trong tiếng Trung Quốc hiện đại.
|
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
6 |
Nói 3 |
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần học để đạt năng lực giao tiếp tiếng Trung. Sau khi kết thúc học phần , sinh viên nắm được yêu cầu về năng lực giao tiếp tiếng Trung thể hiện qua khả năng tự diễn đạt, khả năng tương tác giao tiếp, phát âm, độ lưu loát vầ yêu cầu về độ chuẩn xác về mặt ngôn ngữ xã hội, mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài thi. Sinh viên áp dụng được các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, các cấu trúc ngôn ngữ mang tính chức năng xã hội được tích hợp trong các tình huống và chủ đề nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng Trung. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Vấn đáp |
7 |
Đọc 3 |
Học phần này tiếp tục nâng cao năng lực và trình độ đọc hiểu cho người học. Ngoài ra nội dung bài đọc trong giáo trình mang tính ứng dụng, thể loại đa dạng, phong phú, chú trọng tính đương đại, nhằm mục đích giúp người học tiếp xúc và làm quen với những nội dung có thể xuất hiện trong sinh hoạt hằng ngày. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
8 |
Viết 1 |
Học phần cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuộc kỹ năng Viết tiếng Trung ở mức độ thông thường. Thông qua các bài khoá với nhiều hình thức, đề tài viết đa dạng, sinh viên có thể rèn luyện ngữ pháp, kết cấu câu, khả năng liên tưởng và khả năng hành văn, đồng thời cũng giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng viết những bài văn theo chủ đề với nội dung hoàn chỉnh. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
9 |
Đất nước học |
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về đất nước, con người, lịch sử, bản sắc dân tộc; hệ thống giá trị, tôn giáo, phong tục tập quán, kinh tế xã hội, hệ thống chính trị, giáo dục của Trung Quốc. Từ đó, sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong tiếp thu ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp liên văn hoá. Thông qua tìm hiểu nội dung môn học, nâng cao trình độ thực hành tiếng của sinh viên. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
10 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
Học phần Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận và kiến thức cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ loại hình, cấu trúc, ngữ nghĩa… từ đó sinh viên có khả năng vận dụng so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với tiếng Trung nhằm hiểu sâu hơn cả hai ngôn ngữ. Ngoài ra học phần này cung cấp sinh viên một số thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ qua đó hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết (học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
11 |
Tiếng Trung tổng hợp 4 |
Học phần người việc giúp sinh viên phát triển các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ còn bổ sung cho sinh viên các kiến thức về xã hội, văn hoá. Trọng tâm chính của môn học là trang bị cho sinh viên vốn từ vựng cần thiết để có thể làm công cụ giao tiếp. Cụ thể, học phần này cung cấp cho sinh viên 15 đơn vị bài học với những kiến thức cơ bản về cuộc sống thường nhật. |
04 |
15 tuần, mỗi tuần 4 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
D. Công khai thông tin về giáo trình, tài liệu tham khảo do cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn
( Sử dụng các tài liệu biên soạn của các trường ĐH ở Trung Quốc)
STT |
Tên giáo trình, tài liệu tham khảo (kể cả giáo trình điện tử) |
Năm xuất bản |
Kế hoạch soạn thảo giáo trình, tài liệu tham khảo (kể cả giáo trình điện tử) |
1 |
发展汉语- 初级综合 (II) |
2011 |
|
2 |
中国概况 – 王顺红主编 |
2004 |
|
3 |
发展汉语- 初级综合 (II) |
2011 |
|
4 |
发展汉语- 初级综合 (II) |
2011 |
|
5 |
发展汉语:初级汉语听力(上) |
2004 |
|
6 |
发展汉语初级汉语听力(下) |
2004 |
|
7 |
发展汉语 – 初级汉语口语(下) |
2005 |
|
8 |
外国人实用汉语语法(词,词组部分)
|
2008 |
|
9 |
发展汉语 – 初级读写(II)
|
2012 |
|
10 |
Ngôn ngữ học đối chiếu- Bùi Mạnh Hùng |
2008 |
NXB Giáo dục |
Quảng Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2020
NGƯỜI LẬP BIỂU TRƯỞNG KHOA
ThS. Lê Thị Như Thủy TS. Nguyễn Đình Hùng
Biểu mẫu 18
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
THÔNG BÁO
Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của cơ sở giáo dục đại học năm học 2020 – 2021
C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành
CĐ Tiếng Trung Khóa 2018 -2021 (K60) Hệ chính quy
STT |
Tên môn học |
Mục tiêu môn học |
Số tín chỉ |
Lịch trình giảng dạy |
Phương pháp đánh giá sinh viên |
1 |
Tiếng Trung tổng hợp 5 |
Học phần này sinh viên được giới thiệu và luyện tập các mẫu câu tiếng Trung phức tạp hơn. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể vận dụng linh hoạt các từ ngữ và kết cấu câu được học để luyện tập theo từng chủ đề, từ đó sinh viên có thể tự tin hơn trong quá trình giao tiếp tiếng Trung. |
04 |
15 tuần, mỗi tuần 4 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
2 |
Luyện thi HSK4 |
Học phần giúp sinh viên bước đầu làm quen hình thức thi HSK ở các kỹ năng nghe, ngữ pháp, đọc hiểu, điền trống tổng hợp. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thi trắc nghiệm trình độ sơ đến trung cấp. Thông qua học phần, sinh viên nắm bắt được ý nghĩa và cách dùng của từ vựng HSK trung cấp. Rèn luyện kỹ năng thi trắc nghiệm trình độ trung cấp. Thông qua các kỳ thi thử HSK và HSKK Trung Cao cấp. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết
|
3 |
Viết 2 |
Học phần cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuộc kỹ năng Viết tiếng Trung ở mức độ thông thường. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể đạt được vốn từ cần thiết để miêu tả những tình huống không thể đoán trước, giải thích các điểm chính của vấn đề với độ chính xác hợp lý và thể hiện những suy nghĩ về các chủ đề mang tính trừu tượng. Có được kiến thức nền tảng về ngữ pháp, mẫu câu theo từng chủ đề và thể loại văn bản viết riêng biệt, giúp sinh viên hành văn một cách sinh động hơn, đồng thời có sự so sánh và liên hệ đến những yếu tố tương đồng hoặc khác biệt của Việt Nam. Có thể nhận biết, phân tích nội dung bài văn theo chủ đề có sẵn, xây dựng mạch văn theo sự sáng tạo riêng của mỗi sinh viên. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Vấn đáp |
4 |
Từ vựng tiếng Trung |
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nguồn gốc, lịch sử phát triển của từ vựng tiếng Trung Quốc, cấu trúc từ, cách thành lập từ, cụm từ, nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong tiếng Trung. Sau khi hoàn thành học phần này, người học không chỉ nắm được cấu tạo từ, mà còn biết cách dùng của từ, giúp sinh viên sử dụng từ vựng tiếng Trung Quốc hiệu quả, và nhận biết sự khác biệt của từ vựng tiếng Trung Quốc và tiếng Việt. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
5 |
Biên dịch |
Học phần này giúp sinh viên có một cái nhìn toàn diện về dịch đối chiếu Trung – Việt, Việt – Trung, nhận biết sự giống nhau và khác nhau về cách dùng từ vựng, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách đặt câu, cũng như các yếu tố văn hoá đi kèm khi tiến hành dịch viết đối chiếu. Sau khi học xong học phần này, người học trên cơ sở nắm được lý thuyết dịch, từ đó có thể dịch được các loại văn bản như: báo chí, nghị luận, công văn, văn ứng dụng, hợp đồng… |
03 |
15 tuần, mỗi tuần 3 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
6 |
Phiên dịch |
Học phần được thiết kế cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về phiên dịch như khái niệm phiên dịch, những điểm khác biệt giữa biên dịch và phiên dịch, các loại hình phiên dịch, kỹ thuật phiên dịch và những sai lầm cần tránh khi dịch. Sinh viên được áp dụng lý thuyết phiên dịch vào các bài tập thực hành theo mức độ nâng cao dần, luyện tập dịch các đoạn hay bài phát biểu ngắn về nhiều chủ đề khác nhau như: văn hoá, giải trí, khoa học thường thức, du lịch. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có khả năng phiên dịch các đoạn hội thoại, bài phát biểu, thuyết trình… có độ dài 30 – 40 từ; đồng thời tránh được tối đa những lỗi sai khi dịch như lỗi về từ vựng, thành ngữ tục ngữ, lỗi cấu trúc, các yếu tố văn hóa trong dịch thuật. |
03 |
15 tuần, mỗi tuần 3 tiết ( học kỳ 1) |
Vấn đáp |
7 |
Tiếng Trung Hành chính |
Cung cấp cho sinh viên một khối lượng từ ngữ chuyên ngành về các đồ dùng văn phòng phầm, giúp sinh viên nắm bắt đôi nét cơ bản về cơ cấu của công ty, thuật lại ý kiến của bản thân, cũng như các mẫu câu thông dụng để sinh viên có thể giao tiếp ứng xử tốt tại văn phòng, công sở. Ngoài ra còn cung cấp cho sinh viên cách thức soạn thảo, trả lời các văn bản hành chính bằng tiếng Trung chuyên ngành. Sau khi hoàn thành học phần Tiếng Trung Hành chính giúp sinh viên tự tin hơn khi đảm nhận công việc liên quan đến hành chính sau này.
. |
02 |
15 tuần, mỗi tuần 2 tiết ( học kỳ 2) |
Trắc nghiệm, viết |
8 |
Tiếng Trung Thương Mại |
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về cách dùng từ vựng, mẫu câu, thuật ngữ chuyên ngành thương mại. Kết thú học phần sinh viên có kiến thức về giao dịch thương mại, hiểu được những qui định trong giao dịch thương mại để tiến hành vận dụng trong giao tiếp trực tiếp với khách hàng; có kiến thức tổng quát liên quan đến lĩnh vực thương mại thể hiện bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết tiếng Trung. |
03 |
15 tuần, mỗi tuần 3 tiết ( học kỳ 1) |
Trắc nghiệm, viết |
D. Công khai thông tin về giáo trình, tài liệu tham khảo do cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn
( Sử dụng các tài liệu biên soạn của các trường ĐH ở Trung Quốc)
STT |
Tên giáo trình, tài liệu tham khảo (kể cả giáo trình điện tử) |
Năm xuất bản |
Kế hoạch soạn thảo giáo trình, tài liệu tham khảo (kể cả giáo trình điện tử) |
1 |
发展汉语-中级综合 (II) |
2012 |
|
2 |
新汉语水平考试真题集 HSK四级(2012版) |
2012 |
|
3 |
汉语外贸口语30课 |
1996 |
|
4 |
口译理论概述 |
2011 |
|
5 |
实用汉越互译技巧 |
2005 |
|
6 |
公司汉语 |
2009 |
|
7 |
发展汉语-中级写作1 |
2016 |
|
8 |
汉语词汇教程
|
2008 |
|
Quảng Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2020
NGƯỜI LẬP BIỂU TRƯỞNG KHOA
ThS. Lê Thị Như Thủy TS. Nguyễn Đình Hùng
Tệp tin đính kèm: