Đề tài; Dự án

Trong 2 ngày từ ngày 23-24/03/2022, Trường Đại học Quảng Bình tham gia hội thảo trực tuyến về chủ đề Quốc tế hoá và trao đổi trực tuyến (International & Virtual Exchange) trong khuôn khổ Dự án Erasmus + Harmony do Trường Đại học Nghiên cứu và Quản lý Narsee Monjee (NMIMS) tổ chức tại Mumbai, Ấn độ.

Đây là sự kiện trực tuyến được tổ chức giữa 11 trường đại học, viện nghiên cứu trong đó có Trường Đại học Quảng Bình là thành viên Mạng lưới Dự án Erasmus+ Harmony dành cho các quốc gia Châu Á và Liên minh Châu Âu (EU) thuộc Chương trình Erasmus+ bao gồm: Trường Đại học Quảng Bình; Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Zaragoza (Tây Ban Nha); Trường Đại học Quản lý Varna (Bulgaria); Trường Đại học Mykolas Romeris (Litva); Viện Nghiên cứu và Phát triển Chính sách Châu Âu (EPDRI); Trường Đại học Quốc tế Daffodil, Trường Đại học Nghệ thuật Tự do (Bangladesh); ĐH Hyderabad, Trường Đại học Nghiên cứu Quản lý Narsee Monjee (Ấn Độ); Học viện Công nghệ Vellore.

Tại các phiên hội thảo, các báo cáo viên đã tập trung giới thiệu về tình hình quốc tế hoá giáo dục tại các trường đại học. Hội thảo còn có sự tham gia của nhiều khách mời đến từ các tổ chức quốc tế khác như Cố vấn Chính sách, Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Trường Đại học NewJersy USA, Trường Đại học Zaragoza, Tây Ban Nha, Trung tâm Singapore – Đại học Coventry và các trường đại học khác đến từ Ấn Độ, Singapore, Mỹ, Việt Nam, Bangladesh, Hiệp hội Cựu sinh viên ASEAN, EURAXESS Việt Nam, Công ty EDCIL India Ltd, …

Hội thảo gồm có 26 báo cáo tập trung vào các chủ đề: Kết nối Châu Âu và Châu Á: Hành lang huy động sinh viên và nhà nghiên cứu quốc tế; Quốc tế hóa tại nhà: Chương trình Phát triển Khoa & Kỹ thuật Thời đại Mới trong sự hợp tác học thuật; Cơ hội tài trợ và nghiên cứu toàn cầu: Tập trung vào EU và Bắc Mỹ; Các chiến lược quốc tế tại Đại học Hyderabad; Chương trình học tập tại Ấn Độ; Quốc tế hóa giáo dục đại học, thách thức và cơ hội; Kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm của các trường đại học Việt Nam; Những thách thức & cơ hội của quốc tế hoá giáo dục: Chia sẻ từ các trường đại học Bangladesh; Bàn về Quốc tế hoá giáo dục và các thách thức ESG (sự phát triển bền vững và các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị); Kiến thức kinh nghiệm trong quá trình quốc tế hóa: Chia sẻ từ các trường đại học Châu Âu; Giáo dục ảo  xuyên quốc gia – COILHội thảo đã có sự thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm từ các nhà quản lý các trường thành viên, các điều phối tài trợ dự án HARMONY, đại diện lãnh đạo của Phái đoàn của Liên minh Châu Âu và các nhà khoa học đến từ 11 trường thành viên dự án.

Trường Đại học Quảng Bình, Việt Nam có TS. Khắc Sơn Võ, Phó Hiệu trưởng tham gia phiên thảo luận về vấn đề khi các công ty chuyển sang tích hợp các nguyên tắc ESG, các trường đại học cần đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết về khuôn khổ ESG, kết hợp ESG vào việc khởi động các chương trình mới, cốt lõi trong giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng môi trường văn hóa nhạy cảm, đa dạng và hội nhập để có những chuyển đổi xã hội tích cực cũng như quản trị của các trường đại học hiệu quả.

Nhà trường đã chia sẻ định hướng chiến lược phát triển bền vững của Trường trong thời gian tới gắn Quốc tế hoá giáo dục vào các nguyên tắc ESG và khuôn khổ ESG, mô tả các hoạt động trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về các vấn đề thách thức môi trường, xã hội và quản trị.

 

Khoa Ngoại ngữ

Dưới đây là một số hình ảnh về thành phố Mumbai, Ấn độ cùng các thầy cô tham gia tại buổi họp.